Kinh doanh 1
  
Thẩm Định Giá Thịnh Vượng
  
Lê Thị Thanh Tuyết
  
Nhà đầu tư ngoại bỏ cuộc vì thủ tục nhiêu khê

Nhà đầu tư ngoại bỏ cuộc vì thủ tục nhiêu khê

Một số nhà đầu tư Nhật Bản cũng cho rằng những quy định mới về lương tối thiểu, lương ngoài giờ… đã khiến nhân công rẻ không còn là một trong những yếu tố hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam. 

Được đánh giá là thành phố có nhiều chính sách cởi mở và luôn nỗ lực chủ động gỡ rối cho các nhà đầu tư nước ngoài, nhưng tại buổi đối thoại thường niên giữa cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư và các công ty tư vấn trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, môi trường đầu tư của TP HCM vẫn không thiếu những lời chê trách.

Theo phản ánh của đại diện Công ty Nagashima Ohno & Tsunematsu Việt Nam, các công ty Nhật Bản đang hoạt động ở Việt Nam phàn nàn rất nhiều về vấn đề lao động, thuế, hải quan. Những quy định mới về lương tối thiểu, lương ngoài giờ… đã khiến nhân công rẻ không còn là một trong những yếu tố hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam. Trong khi đó, việc tận thu thuế và vấn nạn nhũng nhiễu của các công chức nhà nước đã được các nhà đầu tư Nhật Bản cũng như các nhà đầu tư nước ngoài góp ý rất nhiều lần.

Lãnh đạo UBND TP HCM đã yêu cầu đại diện doanh nghiệp trên tiết lộ những vụ nhũng nhiễu cụ thể, nhưng đại diện công ty Nhật từ chối.

“Dù lãnh đạo thành phố cam kết bảo vệ doanh nghiệp, nhưng thực tế, các cơ quan cấp phép ở Việt Nam có rất nhiều quyền lực. Vì vậy, các doanh nghiệp vẫn sợ bị trả đũa bằng nhiều cách khác nhau. Và để tự bảo vệ mình, họ đã chọn cách im lặng”, đại diện Công ty Nagashima Ohno & Tsunematsu Việt Nam nói và đề nghị, Việt Nam cần nhanh chóng cải thiện môi trường đầu tư và đưa ra giải pháp rõ ràng đối với những vấn nạn này.

cap-phep-dau-tu-7093-1416713831.jpg

Thủ tục cấp phép đầu tư vẫn là rào cản với nhiều nhà đầu tư nước ngoài. ảnh: đầu tư chứng khoán

Chia sẻ về các cản trở liên quan đến thủ tục hành chính, đại diện công ty này cũng cho biết, nhiều nhà đầu tư Nhật đã phải bỏ cuộc vì thủ tục nhiêu khê. Chẳng hạn như việc nộp giấy chứng nhận khám sức khỏe cho người lao động nước ngoài khi xin giấy phép làm việc tại Việt Nam. Nhân viên Nhật đều có giấy khám sức khỏe tại các cơ quan y tế của Nhật Bản, nhưng cơ quan chức năng Việt Nam lại không chấp nhận giấy khám sức khỏe này. Mặc dù hai quốc gia đã ký kết thỏa thuận và trong đó có nội dung các giấy phép sức khỏe được cấp hợp pháp ở Nhật thì đương nhiên được chấp nhận ở Việt Nam.

“Các công ty Nhật Bản dự định đầu tư vào Việt Nam thường tham khảo những đơn vị đã đầu tư vào đây. Do đó, bất kỳ sự bất mãn nào của các công ty đi trước đều có tác động xấu đến những doanh nghiệp đang có ý định đầu tư vào đây”, đại diện Nagashima Ohno & Tsunematsu Việt Nam thẳng thắn phát biểu. 

Ông Châu Huy Quang, luật sư điều hành Rajah & Tann TCT Lawyers cũng bày tỏ sự băn khoăn về việc khi gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết mở cửa lĩnh vực logistics. Tuy nhiên, tháng 7 năm 2014, TP HCM lại có văn bản ngưng cấp phép cho một số dịch vụ trong lĩnh vực này, trong khi cùng thời gian đó, doanh nghiệp lại được cấp phép dự án logistics tại Bà Rịa - Vũng Tàu.

“Một hồ sơ xin cấp phép khác trong lĩnh vực kinh doanh quảng cáo của chúng tôi cũng đang bị cơ quan chức năng yêu cầu giải trình. Phía Việt Nam chỉ có 3 - 4% cổ phần thì có quyền quản trị hay không? Tại sao cơ quan cấp phép phải quan tâm vấn đề này vì đây là vấn đề của các nhà đầu tư”, ông Quang nói và so sánh môi trường đầu tư TP HCM với Đà Nẵng.

Theo ông Quang, tại Đà Nẵng, các luật sư giải quyết vấn đề xin giấy phép cho doanh nghiệp thường không có việc làm, vì việc việc làm này được tiến hành rất nhanh chóng, chỉ mất vài ngày. Trong khi đó, họ lại tăng chế độ hậu kiểm và phạt tiền nếu doanh nghiệp vi phạm. 

Tại cuộc đối thoại, bà Lê Thị Huỳnh Mai, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM thừa nhận, dù có nhiều nỗ lực, nhưng việc cấp giấy phép và giải quyết các vấn đề vướng mắc cho các nhà đầu tư của địa phương vẫn còn bị kéo dài do nhân lực còn thiếu và yếu. Một số trường hợp có liên quan đến nhiều bộ ngành nên cũng phải xin ý kiến… Sở sẽ tăng cường áp dụng công nghệ thông tin và các giải pháp khác để giải quyết triệt để vấn đề này.

Đối với việc cấp phép dịch vụ logistics, ông Lê Mạnh Hà, Phó Chủ tịch UBND TP HCM cho biết, theo quy định, có những dự án phải có phần góp vốn của phía Việt Nam mới được cấp phép. TP HCM đã có văn bản gửi Thủ tướng để xin ý kiến về vấn đề này.

Theo Đầu tư chứng khoán





Ý kiến của bạn


* Sun Property thúc đẩy hoạt động kinh doanh tại điểm đến “hot” nhất Phú Quốc
* Sốt đất miền trung: Đất tăng từng giờ, mua tuần trước bán tuần sau lãi cả tỷ bạc
* "Cò" lẳng lặng biến mất sau khi thổi giá, tạo 'sốt đất' vùng quê
* Đắk Lắk sốt đất chưa từng thấy, người TP HCM và Hà Nội đổ xô đến mua
* Diễn biến mới vụ Tân Hoàng Minh bỏ cọc gần 600 tỷ đồng đấu giá đất Thủ Thiêm
* Tân Hoàng Minh làm dự án trên ''đất vàng'' Hà Nội ra sao?
* Vì sao nhà phố biển được giới đầu tư săn đón tại Bình Thuận?
* Nhơn Hội New City gia tăng giá trị nhờ quy hoạch vùng
* Bất động sản tăng trưởng, Hà Nội khan hiếm chung cư sắp bàn giao
* Giá vàng hôm nay 12/1: Vàng trong nước và thế giới "rủ nhau" tăng dữ dội
First
Prev
Page 1 of 81
[1]
2
3
4
5
6
7
8
9
10
77
78
79
80
81
Next
Last
* TP HCM yêu cầu An Đông Plaza xây dựng lại giá cho thuê quầy sạp
* Giá vàng tăng trở lại
* Lãi suất khó giảm sâu nhưng cần ổn định
* Tỷ giá USD lên đỉnh
* USD tiếp tục tăng, vàng chững giá
* Đại gia địa ốc kinh doanh theo phong thủy, ngũ hành
* Nhà giá rẻ hết thời hạnh họe
* Làm đường cao tốc Việt Nam đắt hay rẻ
* “Cò” đất “đón gió” dự án sân bay Long Thành
* Mua bán, đầu tư dự án đón sóng từ khối ngoại
First
Prev
Page 1 of 190
[1]
2
3
4
5
6
7
8
9
10
186
187
188
189
190
Next
Last