Kinh doanh 1
  
Thẩm Định Giá Thịnh Vượng
  
Lê Thị Thanh Tuyết
  
Ngân sách Việt Nam nặng gánh với áp lực trả nợ

Ngân sách Việt Nam nặng gánh với áp lực trả nợ

Các "chúa chổm" nợ công trên thế giới thường chỉ dùng một phần nhỏ tổng thu ngân sách để trả nợ hằng năm, hiếm nước nào chi tới 25% như Việt Nam.

Trước những lo ngại của đại biểu về vấn đề an toàn nợ công, trong phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội chiều 10/6, Bộ trưởng Tài Chính - Đinh Tiến Dũng cho biết tỷ lệ trả nợ trên tổng thu ngân sách hàng năm là 25%. Tuy nhiên, trong số này có khoảng 10% là các khoản được vay để đảo nợ, tức là không làm phát sinh thêm nghĩa vụ trả nợ mới. "Do đó, nếu trừ nghĩa vụ vay đảo nợ thì chúng ta vẫn nằm dưới mức 25%"", ông Dũng tiếp tục khẳng định nợ công của Việt Nam nằm trong giới hạn cho phép và "an toàn".

yen-6649-1402567478.jpg

Nhật Bản dự kiến chi gần 25% ngân sách cho việc trả nợ. Ảnh: Bloomberg

Trên thực tế, việc vay nợ không lạ đối với Chính phủ các nước, khi thu không đủ bù chi. Nhiều quốc gia như Nhật Bản hay Mỹ thậm chí có khối nợ lên tới hơn 12.000 tỷ USD. Vì vậy, mỗi năm, chi phí dành cho việc trả gốc và lãi của các nước cũng chiếm một phần không nhỏ trong ngân sách.

Mỹ hiện là quốc gia có nợ công lớn nhất thế giới với hơn 13.600 tỷ USD, chiếm 83% GDP, Economist cho biết. Hai phần ba số nợ của Mỹ hiện thuộc về các cá nhân và tổ chức trong nước. Chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ là Trung Quốc và Nhật Bản khi nắm giữ tổng cộng gần 2.500 tỷ USD trái phiếu Chính phủ, tính đến cuối tháng 2.

Theo website TreasuryDirect của Bộ Tài chính Mỹ, tài khóa 2012, nước này đã dành ra 359 tỷ USD, chiếm 13,7% tổng thu ngân sách. Đến năm ngoái, số lãi phải trả đã tăng lên 415 tỷ USD, tương đương 15%. 8 tháng đầu năm nay, nước này đã trả lãi tổng cộng 257 triệu USD.

Năm ngoái, Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ lần đầu tiên trong lịch sử khi hai đảng Dân chủ và Cộng hòa bất đồng trong dự luật ngân sách và nâng trần nợ công cho tài khóa này, khi Bộ Tài chính đã gần cạn tiền. Tuy nhiên, đến tháng 2, việc này đã được giải quyết khi trần nợ được nâng thêm nửa tỷ USD lên 17.200 tỷ USD. Đây cũng đã là lần thứ 5 nước này nâng trần nợ kể từ năm 2011.

Nhật Bản - quốc gia có nợ công trên GDP cao nhất thế giới với 240% cũng phải dành một khoản kha khá hàng năm để trả lãi. Theo số liệu của Bộ Tài chính Nhật Bản, tài khóa 2013, nước này đã chi hơn 22.000 tỷ yen (215 tỷ USD) trả nợ, tương đương 24% tổng thu ngân sách. Năm nay, Chính phủ Nhật Bản công bố khoản ngân sách kỷ lục 921 tỷ USD. Trong đó, chi phí trả nợ dự kiến chiếm 24,7% (228 tỷ USD).

Thủ tướng Nhật Bản - Shinzo Abe đang nỗ lực tìm cách giảm gánh nặng nợ công cho Nhật Bản, bằng cách tăng thuế để không phải phát hành nhiều trái phiếu. Dù vậy, theo nhiều chuyên gia, nợ công Nhật Bản khác với các nước phương Tây khi 95% nằm trong tay người dân. Tiền lãi các khoản nợ của Chính phủ sẽ được đưa trở lại nền kinh tế, và Nhật Bản có thể dùng thuế để trả số lãi đó. Nợ công cao có tác động tiêu cực đến Nhật, tuy nhiên, nó vẫn chưa phải ưu tiên hàng đầu nếu so với tình trạng giảm phát hai thập kỷ tại đây.

Tại Hy Lạp - quốc gia có nợ công trên GDP cao nhất khu vực eurozone, tiền trả lãi năm 2014 ước tính là 6,1 tỷ euro, tương đương 10,9% thu ngân sách. Năm ngoái, Hy Lạp thu ngân sách hơn 53 tỷ euro và dành ra 11,5% để trả nợ.

Tháng trước, nước này đã chính thức quay trở lại thị trường trái phiếu thế giới sau 4 năm vắng bóng. Hy Lạp đã phát hành 3 tỷ euro trái phiếu kỳ hạn 5 năm với lãi suất 4,95%. Đây có thể là dấu hiệu khu vực đồng euro đang dần thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ đã kéo dài suốt 5 năm.

Trong khi đó, các nước Đông Nam Á có tỷ lệ trả nợ trên tổng thu ngân sách dao động khá lớn. Nền kinh tế lớn thứ 2 khu vực - Thái Lan thu ngân sách năm 2014 là 2.275 tỷ baht. Trong đó, 2,1% được dùng để trả nợ. Ở Malaysia, tỷ lệ này năm nay là 8,8%.

Còn tại Philippines, 16,7% ngân sách 2014 sẽ được chi cho hoạt động trả nợ. Số liệu này ngày càng giảm kể từ khi Tổng thống Philippines - Benigno Aquino thực hiện nghiêm khắc các biện pháp nhằm củng cố và bình ổn tài chính. Theo thống kê của Economist, các nước này hiện đều có nợ công ở mức trung bình.

Trao đổi với VnExpress, Tiến sĩ Vũ Sỹ Cường - chuyên gia kinh tế của Học viện Tài chính - cho biết, tỷ lệ trả nợ trên tổng thu ngân sách thể hiện tính thanh khoản của một quốc gia. Đánh giá về tỷ lệ 25% của Việt Nam, ông Cường cho rằng so với các nước giàu đây là mức thấp nhưng với các nước đang phát triển, như vậy là khá cao. "Nếu tỷ lệ này vẫn tăng lên thì sẽ là một vấn đề, bởi nó cho thấy ngân sách sẽ dành nhiều cho trả nợ thay vì làm những việc khác", ông Cường nói.

Vị chuyên gia này cũng nói thêm, rủi ro lớn nhất của Việt Nam là áp lực trả nợ gia tăng quá nhanh. "Do một thời gian bất ổn kinh tế vĩ mô trước đây mà có thời điểm ta phải  huy động trái phiếu Chính phủ với lãi suất tương đối cao. Như năm 2011-2012, có lúc tới 11-12% một năm. Điều này cho thấy gánh nặng trả nợ rất lớn", ông Cường nói.

Hà Thu - Thanh Lan





Ý kiến của bạn


* Sun Property thúc đẩy hoạt động kinh doanh tại điểm đến “hot” nhất Phú Quốc
* Sốt đất miền trung: Đất tăng từng giờ, mua tuần trước bán tuần sau lãi cả tỷ bạc
* "Cò" lẳng lặng biến mất sau khi thổi giá, tạo 'sốt đất' vùng quê
* Đắk Lắk sốt đất chưa từng thấy, người TP HCM và Hà Nội đổ xô đến mua
* Diễn biến mới vụ Tân Hoàng Minh bỏ cọc gần 600 tỷ đồng đấu giá đất Thủ Thiêm
* Tân Hoàng Minh làm dự án trên ''đất vàng'' Hà Nội ra sao?
* Vì sao nhà phố biển được giới đầu tư săn đón tại Bình Thuận?
* Nhơn Hội New City gia tăng giá trị nhờ quy hoạch vùng
* Bất động sản tăng trưởng, Hà Nội khan hiếm chung cư sắp bàn giao
* Giá vàng hôm nay 12/1: Vàng trong nước và thế giới "rủ nhau" tăng dữ dội
First
Prev
Page 1 of 102
[1]
2
3
4
5
6
7
8
9
10
98
99
100
101
102
Next
Last
* Tổng công ty Sông Hồng bị "đuổi" khỏi Dự án đường Hồ Chí Minh
* Nợ công: Tăng thu ngân sách 12-14%/năm mới đảm bảo trả nợ
* ‘Bất động sản sẽ không đổ vỡ trước căng thẳng Biển Đông’
* Giá vàng đi ngang phiên đầu tuần
* Vốn ngoại vẫn đổ vào Bình Dương
* Giá vàng thế giới tuần tới sẽ đảo chiều giảm?
* Doanh nghiệp kiến nghị lương tối thiểu 2015 chỉ tăng dưới 12%
* 'Biết thừa' không kịp, doanh nghiệp vẫn phải tái cơ cấu
* Giá vàng SJC tăng gần 200.000 đồng
* Tổng công ty Sông Hồng đình chỉ thi công công ty "bán thầu"
First
Prev
Page 1 of 169
[1]
2
3
4
5
6
7
8
9
10
165
166
167
168
169
Next
Last