Kinh doanh 1
  
Thẩm Định Giá Thịnh Vượng
  
Lê Thị Thanh Tuyết
  
Người vay vốn “chê” USD
 

Dư nợ ngoại tệ giảm mạnh

Ông Nguyễn Thành Long - Giám đốc Công ty Chế biến và xuất khẩu hạt điều (Bà Rịa – Vũng Tàu) cho biết, công ty vừa trả nợ số tiền vay bằng ngoại tệ cho VietinBank, chấm dứt vay vốn USD, bởi hiện chênh lệch lãi suất không còn lớn giữa tiền đồng và ngoại tệ.

Theo NHNN chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, dư nợ cho vay vốn ngoại tệ trên địa bàn tính đến cuối tháng 8 ước giảm khoảng 12,1% so với cuối năm 2011. Con số này ở thời điểm cuối tháng 7 giảm 14,6% so với cùng kỳ năm 2011. Nguồn vốn ngoại tệ huy động trong các ngân hàng đến cuối tháng 8 ước giảm 3,93% so với cuối năm 2011 và tiền gửi ngoại tệ chỉ còn chiếm khoảng 21% so với tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng trên địa TP. Hồ Chí Minh. Tín dụng ngoại tệ giảm, nhu cầu USD trong các ngân hàng cũng không còn lớn, cùng với đó lãi suất tiền gửi ngoại tệ dưới 2%/năm và tỷ giá ổn định không hấp dẫn người gửi ngoại tệ vào ngân hàng.

Người vay vốn “chê” USD, Tài chính - Bất động sản, ty gia, chuyen gia tai chinh, lai suat tien dong, tin dung, ngoai te, Vietcombank, ngan hang, nhap sieu

Doanh nghiệp đã dễ dàng mua USD thanh toán hàng nhập khẩu.

Tín dụng ngoại tệ giảm mạnh trong thời gian gần đây, nguyên do lãi vay tiền đồng sau 5 lần giảm, trong khi lãi vay tiền USD cao nhất hiện vẫn nằm ở mức 7-8%/năm. Nhiều ngân hàng hiện cho vay lãi suất tiền đồng ở mức 12-13%/năm, thậm chí Vietcombank cho vay tiền đồng 6%/năm đối với khách hàng có tiền gửi thanh toán, trả lương và sử dụng các dịch vụ khép kín ở ngân hàng này.

Như vậy có những khoản vay tiền đồng, lãi suất hiện còn thấp ngang bằng vay ngoại tệ, vốn USD không còn hấp dẫn với người vay. Ông Nguyễn Hoàng Minh - Phó giám đốc NHNN chi nhánh TP. Hồ Chí Minh cho biết, trong khoảng một năm trở lại đây tỷ giá VND/USD tương đối ổn định, đã xóa tan kỳ vọng tỷ giá tăng làm tín dụng ngoại tệ tăng trưởng thấp.

Cụ thể tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ đầu năm đến nay được giữ ở mức 20.828 đồng/USD, giá niêm yết mua bán USD trong các ngân hàng nằm trong biên độ cho phép. Chênh lệch giá USD tiền mặt ngoài thị trường tự do với niêm yết chỉ khoảng 10 đồng/USD, có thời điểm giá USD tự do còn thấp hơn ngân hàng niêm yết, đã nâng được giá trị tiền đồng lên một chút so với USD.

Tiền đồng đang lấy lại vị thế?

Theo một chuyên gia ngân hàng, tín dụng ngoại tệ giảm nhanh trong thời gian gần đây do nhiều khoản vay vốn bằng USD trong tháng 1 và 2/2012 (tín dụng chung nửa đầu năm âm nhưng ngoại tệ vẫn tăng) hiện đang đến kỳ trả nợ. Trong khi đó, điều kiện sản xuất kinh doanh khó khăn, nhiều doanh nghiệp hạn chế vay vốn ngoại tệ thanh toán nguyên liệu nhập khẩu.

Điều này thể hiện rõ nhất trên con số nhập siêu trong 8 tháng đầu năm của cả nước ở mức 62 triệu USD, cùng thời điểm này năm trước là 6,1 tỷ USD. Và điều này đã tác động không nhỏ lên tỷ giá và nhu cầu tín dụng ngoại tệ trong ngân hàng.

Tổng giám đốc một ngân hàng lớn ở TP. Hồ Chí Minh cho biết, tín dụng ngoại tệ không tăng, nên các ngân hàng cũng hạn chế huy động USD. Tỷ giá ổn định nên thời gian qua nhiều người dân đã bán ngoại tệ cho ngân hàng để gửi tiết kiệm tiền đồng, đẩy số dư tiền gửi đồng Việt Nam tăng, áp đảo tiền gửi ngoại tệ. Theo vị tổng giám đốc này, doanh số mua bán ngoại tệ trong ngân hàng ông tăng lên rõ rệt trong những tháng gần đây. Ngân hàng sẵn sàng bán USD cho nhà nhập khẩu thanh toán, mà không cần chờ đợi như những năm trước.

Theo một chuyên gia tài chính, lãi suất tiền đồng duy trì ở mức thấp, tỷ giá ổn định đang lấy lại vị thế của đồng Việt Nam so với USD, hiện đã cải thiện được rất nhiều thanh khoản trong ngân hàng. Thị trường tín dụng đang có cơ hội nghiêng hẳn về tiền đồng sau hơn hai năm doanh nghiệp bổ nhào đi vay USD để “né” lãi suất tiền đồng cao.

Khẳng định này sẽ vững chắc hơn, nếu trong những tháng tới tín dụng ngoại tệ tiếp tục không tăng và doanh số mua bán ngoại tệ của toàn hệ thống ngân hàng tăng lên. Khi đó niềm tin vững chắc vào tiền đồng sẽ mạch lạc hơn và người vay USD để thanh toán sẽ chuyển hẳn sang hoạt động mua bán ngoại tệ.

Từ cuối năm 2009 đến tháng 2/2012 tín dụng ngoại tệ liên tục tăng nhanh, thậm chí nhiều doanh nghiệp không có nhu cầu thanh toán nước ngoài cũng vay ngoại tệ chuyển hóa ra tiền đồng thu mua nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu để tránh lãi suất cao ở khu vực tiền đồng.
 

Theo Đình Phối (Thời báo Ngân hàng)




Ý kiến của bạn


* Sun Property thúc đẩy hoạt động kinh doanh tại điểm đến “hot” nhất Phú Quốc
* Sốt đất miền trung: Đất tăng từng giờ, mua tuần trước bán tuần sau lãi cả tỷ bạc
* "Cò" lẳng lặng biến mất sau khi thổi giá, tạo 'sốt đất' vùng quê
* Đắk Lắk sốt đất chưa từng thấy, người TP HCM và Hà Nội đổ xô đến mua
* Diễn biến mới vụ Tân Hoàng Minh bỏ cọc gần 600 tỷ đồng đấu giá đất Thủ Thiêm
* Tân Hoàng Minh làm dự án trên ''đất vàng'' Hà Nội ra sao?
* Vì sao nhà phố biển được giới đầu tư săn đón tại Bình Thuận?
* Nhơn Hội New City gia tăng giá trị nhờ quy hoạch vùng
* Bất động sản tăng trưởng, Hà Nội khan hiếm chung cư sắp bàn giao
* Giá vàng hôm nay 12/1: Vàng trong nước và thế giới "rủ nhau" tăng dữ dội
First
Prev
Page 1 of 199
[1]
2
3
4
5
6
7
8
9
10
195
196
197
198
199
Next
Last
* TTCK 11/9: VN-Index tiếp tục mất điểm
* 'Vòi bạch tuộc' lũng đoạn thị trường
* Phát Hưng mở bán 50 căn hộ La Casa
* Áp lực bán tháo căn hộ làm khó nhà đầu tư nhỏ
* Còn bao nhiêu “ông lớn” bất động sản giảm giá?
* Nhà đầu tư nhỏ rút khỏi thị trường chung cư
* "Khổ" khi mua nhà đất là tài sản thi hành án
* Doanh nghiệp muốn bớt gánh nặng thuế, phí
* Đồng loạt tăng lãi suất huy động vàng
* Phá băng thị trường Bất động sản: Tháo chốt hai điểm nghẽn
First
Prev
Page 1 of 71
[1]
2
3
4
5
6
7
8
9
10
67
68
69
70
71
Next
Last