Kinh doanh 1
  
Thẩm Định Giá Thịnh Vượng
  
Lê Thị Thanh Tuyết
  
Các nhà băng mở rộng tín dụng ngoại tệ, có đáng lo?

Các nhà băng mở rộng tín dụng ngoại tệ, có đáng lo?

(Dân trí) - Do tín dụng tăng trưởng thấp, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã linh hoạt cho phép các ngân hàng mở rộng tín dụng ngoại tệ.
 >> Giám đốc ngân hàng thời "nghẽn" tín dụng

Đến cuối tháng 5/2014, ngoại tệ tăng 9,35% so với cuối năm 2013
Đến cuối tháng 5/2014, ngoại tệ tăng 9,35% so với cuối năm 2013 nhưng tín dụng chung đối với nền kinh tế chỉ tăng 1,51%.

Trong 6 tháng đầu năm 2014, khi tín dụng còn đang tăng trưởng thấp, Ngân hàng Nhà nước đã cho phép các ngân hàng mở rộng tín dụng ngoại tệ. Số liệu cho thấy, đến cuối tháng 5/2014, ngoại tệ tăng 9,35% so với cuối năm 2013 nhưng tín dụng chung đối với nền kinh tế chỉ tăng 1,51%.

Trao đổi về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước khẳng định: “Nếu không có sự linh hoạt này, tín dụng toàn hệ thống đến cuối tháng 5/2014 khó có thể tăng được 1,51% và việc tăng trưởng tín dụng ngoại tệ đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng tín dụng chung, qua đó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế”.

Trước lo ngại việc tín dụng ngoại tệ tăng mạnh có thể sẽ là “bom nổ chậm”, bà Hồng cho rằng: Ý kiến quan ngại về tăng tín dụng ngoại tệ chủ yếu là do nhìn vào tốc độ tăng trưởng tín dụng ngoại tệ đến cuối tháng 5/2014 là 9,35% so với cuối năm 2013 và hệ số sử dụng vốn hệ thống các tổ chức tín dụng (tín dụng ngoại tệ/huy động ngoại tệ trong nước) lên tới 99,5%.

Do đó, bà Hồng tái khẳng định, “điều này không đáng quan ngại và vẫn nằm trong các giải pháp điều hành linh hoạt của NHNN”. Dù cho phép các nhà băng mở rộng tín dụng ngoại tệ, nhưng theo bà Hồng, tín dụng bằng ngoại tệ tăng 9,35% so với cuối năm 2013 nhưng nếu so với cùng kỳ năm 2013 thì chỉ tăng có 1,34%.

Còn nếu tính cả các khoản tiền gửi ngoại tệ trong nước khác và nguồn vốn nước ngoài (các khoản vay nước ngoài, các khoản tiền gửi của ngân hàng nước ngoài tại ngân hàng trong nước, các khoản cấp tín dụng của ngân hàng mẹ ở nước ngoài cho chi nhánh ngân hàng hoạt động tại Việt Nam, các khoản ủy thác bằng ngoại tệ từ Chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế và các tổ chức khác để các ngân hàng cho vay ngoại tệ trong nước) thì hệ số sử dụng vốn này thấp hơn rất nhiều, chỉ khoảng từ 50 - 60%.

“Việc linh hoạt chấp thuận cho các ngân hàng cấp tín dụng ngoại tệ chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ để trả nợ (doanh nghiệp vay để thanh toán các chi phí trong nước thực hiện các phương án sản xuất hàng xuất khẩu, nên khi xuất khẩu sẽ có nguồn thu ngoại tệ; doanh nghiệp vay để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ nhưng doanh nghiệp có đủ nguồn thu bằng ngoại tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh để trả nợ vay)”, bà Hồng cho biết.

Theo đó, khi các doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ để trả nợ vay sẽ không tạo áp lực tới việc các ngân hàng phải bán ngoại tệ để trả nợ vay. Đối với trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ nhưng không có nguồn thu ngoại tệ để trả nợ vay, các ngân hàng chỉ xem xét cho vay đối với các nhu cầu vốn để phục vụ các lĩnh vực ưu tiên khuyến khích của Chính phủ nhằm góp phần hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh hiện nay. Khi cho vay, bản thân các ngân hàng đã chủ động cân đối được nguồn ngoại tệ cho vay cũng như nguồn ngoại tệ bán cho doanh nghiệp để trả nợ vay (nguồn vốn cân đối chủ yếu từ nguồn vốn ở nước ngoài, từ ngân hàng mẹ ở nước ngoài hoặc từ các nguồn vốn ủy thác bằng ngoại tệ của các tổ chức tài chính quốc tế hoặc chính phủ).

Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết thêm, thời gian tới, NHNN sẽ theo dõi sát diễn biến tín dụng, đặc biệt là tín dụng VND để có những điều chỉnh phù hợp. Mặc dù linh hoạt trong ngắn hạn khi điều hành tín dụng ngoại tệ, nhưng NHNN vẫn kiên định với mục tiêu chống đô la hóa trong nền kinh tế, tiếp tục thực hiện các biện pháp, công cụ điều hành để đạt được mục tiêu nêu trên.

Nguyễn Hiền




Ý kiến của bạn


* Sun Property thúc đẩy hoạt động kinh doanh tại điểm đến “hot” nhất Phú Quốc
* Sốt đất miền trung: Đất tăng từng giờ, mua tuần trước bán tuần sau lãi cả tỷ bạc
* "Cò" lẳng lặng biến mất sau khi thổi giá, tạo 'sốt đất' vùng quê
* Đắk Lắk sốt đất chưa từng thấy, người TP HCM và Hà Nội đổ xô đến mua
* Diễn biến mới vụ Tân Hoàng Minh bỏ cọc gần 600 tỷ đồng đấu giá đất Thủ Thiêm
* Tân Hoàng Minh làm dự án trên ''đất vàng'' Hà Nội ra sao?
* Vì sao nhà phố biển được giới đầu tư săn đón tại Bình Thuận?
* Nhơn Hội New City gia tăng giá trị nhờ quy hoạch vùng
* Bất động sản tăng trưởng, Hà Nội khan hiếm chung cư sắp bàn giao
* Giá vàng hôm nay 12/1: Vàng trong nước và thế giới "rủ nhau" tăng dữ dội
First
Prev
Page 1 of 97
[1]
2
3
4
5
6
7
8
9
10
93
94
95
96
97
Next
Last
* Giá vàng phát tín hiệu đi xuống
* EVN đang rút dần vốn khỏi bất động sản, ngân hàng
* Giá vàng lao dốc sau chuỗi ngày hưng phấn
* "Nông nghiệp nên là động cơ của tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam"
* Ngân hàng “săn” công ty tài chính
* “Cán bộ thuế toàn ăn vặt”
* Làm ăn với Trung Quốc tạo thói quen cẩu thả cho kinh tế Việt Nam
* Vàng giảm giá, chênh lệch gần 3 triệu đồng/lượng
* TP.HCM tháo gỡ nhiều vướng mắc về nhà đất
* Giá vàng lên cao nhất 10 tuần
First
Prev
Page 1 of 174
[1]
2
3
4
5
6
7
8
9
10
170
171
172
173
174
Next
Last