Kinh doanh 1
  
Thẩm Định Giá Thịnh Vượng
  
Lê Thị Thanh Tuyết
  
Kẻ đến người đi trên thị trường ngân hàng
Thứ bảy, 5/10/2013 08:00 GMT+7

Kẻ đến người đi trên thị trường ngân hàng

Cuộc "đại phẫu" tái cơ cấu đã xóa nhiều cái tên, thay thế họ là những tên tuổi mới gia nhập cuộc chơi như PVcomBank, VNCB, Co-op Bank.

Ngân hàng Đại chúng Việt Nam (PVcombank) là cái tên mới nhất ra mắt trên thị trường tài chính ngân hàng, được hình thành từ Ngân hàng Phương Tây (Western Bank) và Công ty Tài chính Dầu khí (PVFC). PVcomBank ra đời với vốn điều lệ không hề nhỏ - 9.000 tỷ đồng, tổng tài sản cũng trên 100.000 tỷ đồng. Sau hợp nhất, PVcomBank có trên 100 điểm giao dịch và dự kiến sẽ tăng vốn lên 12.000 tỷ vào năm 2015. Dàn lãnh đạo cấp cao của PVcomBank vẫn lấy nòng cốt từ PVFC trước đây.

PVcombank1-9263-1380877816.jpg

PVcomBank được hợp nhất từ PVFC và Western Bank. Ảnh: Đức Chính.

2 tổ chức tín dụng đã phải trải qua một quá trình hợp nhất đầy sóng gió. Trước đó,Western Bank là một trong 9 ngân hàng trong diện yếu kém, thanh khoản thấp, nợ xấu cao lên tới hai chữ số, chưa kể hoạt động cho vay được cho là liên quan nhiều tới cổ đông nội bộ và các công ty sân sau. Còn PVFC, đơn vị trực thuộc Petro Vietnam có nguồn lực tài chính tốt nhưng cũng đối mặt nhiều khó khăn khi lợi nhuận giảm mạnh, nợ xấu trên 5% và đứng trước áp lực lớn phải thoái vốn ngoài ngành. Do đó, cuộc "hôn nhân" này được đánh giá là "rổ giá cạp lại" nhưng lại có thể tận dụng được tốt lợi thế bán buôn - bán lẻ của mỗi bên.

Không bị "xóa sổ" theo cách của Western Bank nhưng cái tên Ngân hàng Đại Tín (TrustBank) cũng trở thành quá khứ sau khi đổi tên thành Ngân hàng Xây dựng (VNCB). TrustBank cũng nằm trong "sổ đen" 9 ngân hàng yếu kém của Ngân hàng Nhà nước và đã được hồi sinh nhờ nhóm cổ đông lớn do Tập đoàn Thiên Thanh. Những người mới này đã mua lại hơn 80% cổ phần của cổ đông cũ để tham gia tái cơ cấu ngân hàng. Sau khi được bơm vốn, TrustBank đã đổi tên thành Ngân hàng Xây dựng.

VNCB-490x367-1883-1380877816.jpg

VNCB sẽ "xóa sổ" toàn bộ thương hiệu TrustBank trong tháng 10. Ảnh: PV.

Ngân hàng Xây dựng (VNCB) có vốn điều lệ 3.000 tỷ, tổng tài sản đạt 28.000 tỷ đồng và dự kiến tăng vốn lên 7.500 tỷ với 113 điểm giao dịch vào cuối năm nay. Trao đổi với VnExpress.net, một lãnh đạo của VNCB cho biết đang khẩn trương hoàn tất việc thay đổi biển hiệu cũng như nhận diện thương hiệu tại các phòng giao dịch cũ của TrustBank trên toàn quốc. "Dự kiến trong tháng 10 sẽ hoàn tất", vị này cho biết.

Trước đó, ý tưởng lập một nhà băng chuyên cho vay để mua nhà ở từng được nhen nhóm nhưng không được chấp thuận. Khi các quy định được siết chặt như hiện nay, tấm giấy phép thành lập một ngân hàng mới 100% gần như là không thể với mọi cá nhân, tổ chức trong vài năm nay.

Ngoài Western Bank, TrustBank, sắp tới thương hiệu Ngân hàng Đại Á (DaiA Bank) cũng sẽ biến mất khi sáp nhập vào HDBank. Thương vụ này đã được cổ đông của cả hai bên chấp nhận và chỉ còn chờ những thủ tục cuối cùng trước khi chính thức về một mới. HDBank sau khi nhận sáp nhập sẽ có vốn điều lệ 8.100 tỷ đồng với hơn 200 điểm giao dịch và hơn 3.600 nhân viên. Đến nay, Ngân hàng Phát triển TP HCM cũng đã cử cán bộ cốt cán vào điều hành và tái cơ cấu DaiA Bank.

DaiABank-490x325-9364-1380877817.jpg

DaiA Bank sáp nhập vào HDBank. Ảnh: PV.

Ngân hàng Hợp tác (Co-op Bank) cũng là một trong 3 cái tên mới toanh trên thị trường tài chính năm 2013. Co-op Bank đi vào hoạt động từ tháng 7 với vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng nhưng thực tế, đây là nhà băng được chuyển đổi từ Quỹ tín dụng Nhân dân Trung ương. Sau khi chuyển đổi, Co-op Bank thực hiện các nghiệp vụ như mọi ngân hàng thương mại khác như huy động tiền gửi từ dân cư, thanh toán, cung cấp dịch vụ.

CoopBank-TL-3447-1380877817.jpg

Co-op Bank được chuyển đổi từ Quỹ tín dụng nhân dân trung ương trong năm 2013 và hoạt động như một ngân hàng thương mại. Ảnh: Thanh Lan.

Tuy nhiên, nhiệm vụ chính của Co-op Bank vẫn là điều hòa vốn cho toàn bộ hệ thống các quỹ tín dụng trên cả nước và hoạt động vì mục tiêu không lợi nhuận. Việc đưa Quỹ tín dụng nhân dân lên thành ngân hàng thương mại nhằm cân bằng vốn, giải quyết những lúc quá ứ đọng hoặc thiếu vốn tại các quỹ tín dụng.

Trước đó, từ cuối năm 2011, lần lượt những cuộc thay tên đổi họ của các ngân hàng đã diễn ra khi Tín Nghĩa, Đệ Nhất, SCB hợp lại thành Ngân hàng Sài Gòn (SCB). Tương tự, Habubank cũng chia tay thị trường trong năm 2012 khi sáp nhập vào SHB. Hiện còn duy nhất Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GPBank), số phận vẫn chưa ngã ngũ sau khi có thông tin có thể được một ngân hàng ngoại ở Singapore mua lại 100% cổ phần.

Thanh Thanh Lan





Ý kiến của bạn


* Sun Property thúc đẩy hoạt động kinh doanh tại điểm đến “hot” nhất Phú Quốc
* Sốt đất miền trung: Đất tăng từng giờ, mua tuần trước bán tuần sau lãi cả tỷ bạc
* "Cò" lẳng lặng biến mất sau khi thổi giá, tạo 'sốt đất' vùng quê
* Đắk Lắk sốt đất chưa từng thấy, người TP HCM và Hà Nội đổ xô đến mua
* Diễn biến mới vụ Tân Hoàng Minh bỏ cọc gần 600 tỷ đồng đấu giá đất Thủ Thiêm
* Tân Hoàng Minh làm dự án trên ''đất vàng'' Hà Nội ra sao?
* Vì sao nhà phố biển được giới đầu tư săn đón tại Bình Thuận?
* Nhơn Hội New City gia tăng giá trị nhờ quy hoạch vùng
* Bất động sản tăng trưởng, Hà Nội khan hiếm chung cư sắp bàn giao
* Giá vàng hôm nay 12/1: Vàng trong nước và thế giới "rủ nhau" tăng dữ dội
First
Prev
Page 1 of 150
[1]
2
3
4
5
6
7
8
9
10
146
147
148
149
150
Next
Last
* IMF thúc giục Mỹ nâng trần nợ
* Chênh lệch giá vàng về dưới 4 triệu đồng
* 'Nới trần bội chi khó cứu vãn nền kinh tế'
* Lượng căn hộ chào bán tại TP HCM tăng đột biến
* Mua bán nhà đất ách tắc vì thuế
* 'Ngân khố quốc gia không thể chi tiêu vô hạn độ'
* Phát hành thẻ đồng thương hiệu VinaPhone-Lingo
* Tiền đâu để tăng bội chi?
* 'Phá' độc quyền hàng không
* Đà giảm giá vàng tiếp diễn
First
Prev
Page 1 of 121
[1]
2
3
4
5
6
7
8
9
10
117
118
119
120
121
Next
Last