Kinh doanh 1
  
Thẩm Định Giá Thịnh Vượng
  
Lê Thị Thanh Tuyết
  
'VAMC như bệnh viện nợ xấu'
Thứ tư, 2/10/2013 00:51 GMT+7

'VAMC như bệnh viện nợ xấu'

Đặt mục tiêu đến cuối năm mua ít nhất 30.000 tỷ đồng nợ xấu nhưng VAMC không mua rồi để đấy, mà phải cơ cấu lại giúp ngân hàng, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, theo Phó chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng. 

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó chủ tịch thường trực Công ty Quản lý và Khai thác tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) trao đổi với báo chí chiều 1/10, sau khi ký hợp đồng mua nợ xấu đầu tiên với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Việt Nam (Agribank).

- Tại sao VAMC chọn Agribank là ngân hàng đầu tiên để ký kết hợp đồng mua nợ xấu, thưa ông?

Nguyen-Quoc-Hung.jpg
Ông Nguyễn Quốc Hùng từng là Phó tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) trước khi về làm Phó chủ tịch thường trực VAMC.
 

- Đây là một cơ duyên. Không phải lý do tôi từng làm ở Agribank, nay sang VAMC mà chọn ngân hàng này đầu tiên. Agribank là tổ chức tín dụng quy mô lớn, tham gia trong lĩnh vực quan trọng là nông nghiệp nông thôn, và đặc biệt họ thực sự muốn cơ cấu lại chính mình, cơ cấu các khoản nợ, danh mục đầu tư. Họ rất có trách nhiệm trong việc trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ, một tiêu chí để chúng tôi cân nhắc khi chọn mua.

Không phải VAMC đặt vấn đề buộc Agribank phải bán nợ, mà chính Agribank chủ động làm việc với chúng tôi. Sau một tuần làm việc tích cực, rà soát, phân loại trên tổng số mấy chục hồ sơ Agribank đề nghị, chúng tôi đã chọn ra 11 khách hàng với 27 khoản nợ có thể mua trước. Tổng giá trị ghi sổ của số nợ này là 2.450 tỷ đồng, chúng tôi quyết định mua với giá 1.723 tỷ đồng.

- Cơ sở nào để VAMC trả giá 1.723 tỷ đồng cho món nợ có giá trị ghi sổ tới 2.450 tỷ của Agribank?

- Theo quy định hiện hành, đối tượng mua là các khoản nợ được trích lập dự phòng. Giá mua được tính bằng giá trị ghi sổ trừ đi số dự phòng đã được trích mà chưa sử dụng. Agribank đã tự trích lập gần 800 tỷ đồng cho số vốn cho vay của 11 khách hàng nói trên. Nhờ vậy, giá trị còn lại để bán cho VAMC tương đương 1.723 tỷ đồng.

- Khi bắt đầu triển khai cơ chế mua nợ xấu, nhiều ngân hàng e ngại, thậm chí có tâm lý muốn "gò" nợ xấu về dưới 3% để không phải nằm trong diện bắt buộc bán nợ xấu cho VAMC. Thực tế hiện nay thế nào?

-  Thời gian đầu đúng là có sự e ngại khi các tổ chức tín dụng chưa hiểu rõ quy định và cơ chế mua bán nợ. Họ không rõ khi bán nợ sẽ phải trích lập dự phòng rủi ro thế nào, rồi bán nợ xong thì được vay tái cấp vốn với tỷ lệ bao nhiêu, việc bán nợ đó ảnh hưởng thế nào tới tình hình tài chính của ngân hàng.

Nhưng sau khi có cơ chế rõ ràng, được giải đáp thoả đáng, họ đã nhiệt tình hơn. Ngân hàng Nhà nước và VAMC đã tổ chức hai hội nghị tại TP HCM và Hà Nội để quán triệt tinh thần triển khai Nghị định 53 của Chính phủ và các Thông tư 19, 20 hướng dẫn mua bán nợ xấu. Ngay sau hội nghị tại TP HCM, 5 tổ chức tín dụng đăng ký làm việc luôn với chúng tôi với tinh thần rất hợp tác. Sau hội nghị tại Hà Nội cũng vậy, các đơn vị đến tận trụ sở VAMC để tìm hiểu và bày tỏ mong muốn bán nợ

Đến nay có hơn 10 tổ chức tín dụng đặt vấn đề bán nợ cho VAMC và điều đáng mừng là 4 đơn vị trong số này có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%. 

- Tiêu chí nào để các ông ưu tiên chọn mua nợ xấu?

- Trước hết chúng tôi ưu tiên cho 3 đối tượng: ngân hàng thương mại vốn nhà nước, các ngân hàng thuộc diện tái cơ cấu và các ngân hàng có nợ xấu trên 3%. Ngay trong số này, chúng tôi cũng ưu tiên khoản nợ đã hội đủ tiêu chí và sẵn sàng bán được ngay. Tuy nhiên, không phải vì thế mà các tổ chức tín dụng tỷ lệ nợ xấu dưới 3% không được xem xét, chúng tôi cần thời gian để sàng lọc.

Ngay sau Agribank, VAMC tiếp tục ký mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng khác, trong tuần này là SCB, SHB và PGBank. Từ nay tới cuối năm chúng tôi đặt mục tiêu phát hành 30.000-35.000 tỷ đồng trái phiếu đặc biệt, tối thiểu mua được 30.000 tỷ đồng nợ xấu. Hiện rất nhiều ngân hàng đã gửi hồ sơ với rất nhiều khoản nợ đề xuất với VAMC. Chúng tôi đang nỗ lực làm việc ngoài giờ và ngày nghỉ để từ nay đến cuối tháng mua được 10.000 tỷ đồng.

Để hỗ trợ giảm bớt khó khăn cho các tổ chức tín dụng, chúng tôi đang trình Chính phủ cho áp dụng mức lãi suất trái phiếu hợp lý, tối thiểu 2%, thay vì mặt bằng lãi suất vay tái cấp vốn hiện nay khoảng 7% một năm. 

- Thống đốc từng đề ra mục tiêu đến cuối năm sẽ xử lý được 70.000 tỷ đồng nợ xấu, vậy tại sao VAMC chỉ đặt mức phấn đấu 30.000 tỷ đồng?

- Mục tiêu 70.000 tỷ đồng đưa ra hồi tháng 4-5 với kỳ vọng VAMC đi vào hoạt động đúng lộ trình. Nhưng đến giữa tháng 9, các nghị định, thông tư hướng dẫn mới có hiệu lực, chính thức thì cuối tuần trước mới hoàn tất mọi việc để đi vào hoạt động.

Sau vài ngày, chúng tôi đã mua được 1.723 tỷ đồng nợ xấu trên tổng giá trị sổ sách 2.450 tỷ đồng. Không chỉ Agribank, hiện nay chúng tôi đã đặt lên bàn để chuẩn bị ký với SCB, SHB và PGBank. 

Chúng tôi đề ra mục tiêu 30.000 tỷ đồng nhưng đó là mức tối thiểu và phấn đấu mua nhiều nhất các khoản nợ xấu đáp ứng đủ điều kiện.

- VAMC sẽ làm gì với số nợ mua được?

- Chúng tôi không mua nợ về rồi để đó hoặc trông chờ cơ hội bán tài sản đảm bảo. Trách nhiệm lớn hơn cả đó là sau khi mua về phải phân loại, rà soát, tái cơ cấu các khoản nợ, rồi cùng ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp từng bước vượt qua khó khăn, có điều kiện thực hiện chiến lược kinh doanh khả thi của mình.

Trong công ty chúng tôi nói vui với nhau VAMC giống như bệnh viện nợ xấu, sau khi tiếp nhận bệnh nhân,  sẽ phải khám bệnh, phân loại bệnh, rồi chữa bệnh. Chúng tôi đang trong giai đoạn tiếp nhận bệnh nhân, sau đó chúng tôi sẽ phải khám bệnh, phân loại tìm thuốc cho phù hợp. Muốn làm vậy, không chỉ một mình VAMC mà còn cần hỗ trợ của rất nhiều tổ chức, các cấp lãnh đạo.

Bản thân VAMC phải nâng cao năng lực của mình. Đã là bệnh viện phải có bác sĩ giỏi. Không phải vô cơ chúng tôi đưa ra quy định khắt khe về kinh nghiệm và trình độ của cán bộ tuyển dụng vào VAMC. 

Có vẻ áp lực đang dồn vào VAMC và kỳ vọng công ty tháo gỡ mọi chuyện, từ giải quyết nợ xấu, khơi thông vốn tín dụng, phục hồi khả năng sản xuất cho doanh nghiệp đến cứu vãn nền kinh tế... VAMC có thể làm gì để đáp ứng mong đợi đó?

- VAMC không phải cây đũa thần, chúng tôi chỉ là đầu mối trung gian hỗ trợ và là chất xúc tác cho cả quá trình đó. Trước đây ngân hàng đơn thương độc mã xử lý món nợ xấu của mình, đơn cử có trường hợp 5 ngân hàng cùng chung một con nợ, phải cắt cử người ngồi trông kho tài sản đảm bảo. Nhưng nay chúng tôi tham gia cùng ngân hàng và doanh nghiệp tái cơ cấu khoản nợ, tìm phương án giúp doanh nghiệp ổn định trở lại và phát triển.

Bán nợ xấu cho VAMC không chỉ tốt cho ngân hàng mà cho cả doanh nghiệp. Khoản nợ xấu bán cho VAMC, ngân hàng được đưa ra phần ngoại bảng để theo dõi mà không phải trích lập ngay lập tức 100% dự phòng rủi ro, thay vào đó sẽ chia đều cho 5 năm, tối thiểu mỗi năm 20%. Ngân hàng lại được sử dụng trái phiếu đặc biệt đến Ngân hàng Nhà nước vay tái cấp vốn với tỷ lệ tới 70% giá trị trái phiếu. Doanh nghiệp cũng được lợi vì khi VAMC mua nợ xấu, ngân hàng sẽ có quyền cho vay trở lại nếu dự án của doanh nghiệp khả thi, hiệu quả. 

Với phương án xử lý nợ xấu của VAMC, ngân hàng và doanh nghiệp không phải bán tài sản với giá rẻ mà họ có thêm thời gian, khi kinh tế tốt lên, thị trường khởi sắc sẽ bán được với giá tốt hơn

- Nhiều tổ chức nước ngoài đã đánh tiếng tham gia vào thị trường nợ của Việt Nam. Quan điểm của VAMC thế nào?

-  Đúng là có rất nhiều lời đề nghị, họ tới tìm hiểu mô hình hoạt động VAMC, cách thức xử lý nợ xấu, quan tâm tới các tài sản đảm bảo để thăm dò bỏ vốn đầu tư, hoặc muốn thông qua tổ chức nào đó thâu tóm lại các tài sản đảm bảo mà VAMC đã mua. Chúng tôi đã tiếp xúc, lắng nghe, học hỏi kinh nghiệm của họ nhưng chưa đặt vấn đề ký kết, hợp tác, vay vốn hay mua bán nợ nào cả.

Song Linh





Ý kiến của bạn


* Sun Property thúc đẩy hoạt động kinh doanh tại điểm đến “hot” nhất Phú Quốc
* Sốt đất miền trung: Đất tăng từng giờ, mua tuần trước bán tuần sau lãi cả tỷ bạc
* "Cò" lẳng lặng biến mất sau khi thổi giá, tạo 'sốt đất' vùng quê
* Đắk Lắk sốt đất chưa từng thấy, người TP HCM và Hà Nội đổ xô đến mua
* Diễn biến mới vụ Tân Hoàng Minh bỏ cọc gần 600 tỷ đồng đấu giá đất Thủ Thiêm
* Tân Hoàng Minh làm dự án trên ''đất vàng'' Hà Nội ra sao?
* Vì sao nhà phố biển được giới đầu tư săn đón tại Bình Thuận?
* Nhơn Hội New City gia tăng giá trị nhờ quy hoạch vùng
* Bất động sản tăng trưởng, Hà Nội khan hiếm chung cư sắp bàn giao
* Giá vàng hôm nay 12/1: Vàng trong nước và thế giới "rủ nhau" tăng dữ dội
First
Prev
Page 1 of 151
[1]
2
3
4
5
6
7
8
9
10
147
148
149
150
151
Next
Last
* Chế biến da heo bẩn làm thực phẩm
* PPP gỡ nút thắt vốn xây dựng hạ tầng
* DHL Express công bố điều chỉnh cước phí năm 2014
* Chính phủ Mỹ đối mặt nguy cơ ngừng hoạt động
* Thẻ tín dụng - tiện thì có tiện, nhưng...
* Hàng không châu Á bùng nổ, Airbus tăng mức dự báo
* Cấm đặt tên nước ngoài cho dự án
* Hiến kế chống 'nghẽn mạch' nền kinh tế
* Giá vàng quay đầu giảm mạnh
* Nợ xấu Việt Nam - món hời của nhà đầu tư ngoại
First
Prev
Page 1 of 120
[1]
2
3
4
5
6
7
8
9
10
116
117
118
119
120
Next
Last