Kinh doanh 1
  
Thẩm Định Giá Thịnh Vượng
  
Lê Thị Thanh Tuyết
  
Nhà đầu tư mắc kẹt với cổ phiếu hủy niêm yết

Nhà đầu tư mắc kẹt với cổ phiếu hủy niêm yết

Từ ngày 1/3, cổ phiếu bị hủy niêm yết sẽ có cơ chế giao dịch riêng. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư cho rằng quy định mới chỉ hỗ trợ mặt kỹ thuật mà chưa giúp bảo vệ họ.

Năm 2012, đã có hơn 20 công ty bị hủy niêm yết trên cả 2 Sở giao dịch chứng khoán. Dự báo, năm 2013, danh sách công ty bị hủy niêm yết sẽ còn nối dài khi mà nhiều công ty tiếp tục báo lỗ.

Cụ thể, một số doanh nghiệp như Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng điện Mêca Vneco (mã VES - HOSE), Công ty Cổ phần Hàng Hải Đông Đô (mã DDM-HOSE), Công ty Cổ phần Container Phía Nam (mã VSG-HOSE), Công ty Cổ phần Hàng Hải Sài Gòn (mã SHC-HNX)... có khả năng bị hủy niêm yết bắt buộc do lỗ 3 năm liên tiếp hoặc mức lỗ vượt vốn điều lệ.

Nhiều cổ phiếu chưa giao dịch ngày nào đã bị hủy niêm yết. Ảnh: Hoàng Hà.
Nhiều cổ phiếu chưa giao dịch ngày nào đã bị hủy niêm yết. Ảnh: Hoàng Hà.

Ngoài ra, có trường hợp cổ phiếu của doanh nghiệp chưa giao dịch ngày nào đã bị hủy niêm yết do chưa hoàn tất thủ tục như Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất dầu khí Đông Nam Bộ (PSE), Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD4 (HU4).

Với các doanh nghiệp bị hủy niêm yết bắt buộc hoặc chưa giao dịch đã bị hủy niêm yết thì các cổ đông nhỏ sẽ chịu thiệt hại rất lớn, do khó chuyển hóa cổ phiếu thành tiền. Để bảo vệ quyền lợi cho cổ đông, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã yêu cầu các công ty bị hủy niêm yết chuyển sang giao dịch trên sàn UPCoM để nhà đầu tư có thể tiếp tục giao dịch cổ phiếu tại đây, tuy nhiên, một số công ty đã làm chậm quá trình này.

Ví dụ, với trường hợp của Công ty Cổ phần Nhựa Tân Hóa (VKP), sau khi bị hủy niêm yết bắt buộc trên HOSE từ tháng 6/2012, công ty này không công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2011 cũng như 6 tháng đầu năm 2012, khiến cổ đông hoàn toàn không có thông tin gì về công ty. Phải đến cuối tháng 1/2013, VKP mới thông báo tổ chức đại hội cổ đông bất thường để bàn về phương án tái cơ cấu. Tuy nhiên, cả 2 lần triệu tập, tỷ lệ cổ đông tham gia không đủ theo quy định, đến nay, VKP vẫn chưa giao dịch trên UPCoM.

Để tháo gỡ khó khăn, từ 1/3/2013, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho phép nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu của các công ty đại chúng bị hủy niêm yết và các cổ phiếu đã lưu ký nhưng chưa niêm yết nếu tìm được người mua chứng khoán có thể đến làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tại công ty chứng khoán đang mở tài khoản. Trong thời gian 5 ngày làm việc, nhà đầu tư sẽ nhận được quyết định có hay không cho phép chuyển nhượng cổ phiếu đã bị hủy niêm yết từ Trung tâm Lưu ký.

Trước đó, cổ phiếu bị hủy niêm yết hoặc chưa niêm yết vẫn được lưu ký tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán, nhưng nếu muốn chuyển nhượng, nhà đầu tư sẽ phải làm rất nhiều thủ tục xin phép cơ quan chức năng. Tuy nhiên, theo một số nhà đầu tư, biện pháp tháo gỡ này vẫn chưa giải quyết được hoàn toàn vấn đề.

Một nhà đầu tư trên sàn HOSE cho biết, với những cổ phiếu bị hủy niêm yết mà chưa chuyển sang giao dịch trên UPCoM thì Quyết định 56 chỉ giúp giải quyết về mặt thủ tục trong quá trình giao dịch, còn điều khó nhất là tìm người nhận chuyển nhượng thì vẫn do phía cổ đông.

“Bản chất của sàn giao dịch chứng khoán (HOSE, HNX hay UPCoM) là nơi tập trung người mua và người bán cổ phiếu, đồng thời có một hệ thống thông báo giá cả cũng như công bố thông tin theo quy định để có thể quyết định thực hiện giao dịch. Song, khi cổ phiếu không giao dịch tại đây, nhà đầu tư sẽ phải tự tìm đến với nhau, chi phí của việc tìm kiếm và kết nối giao dịch khá lớn”, vị này nói.

Một cổ đông nắm cổ phiếu VSG chia sẻ, quyết định mới chỉ giúp rút ngắn thời gian và chi phí đi làm các thủ tục chuyển nhượng, nhưng khó làm tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu bởi không có biện pháp hỗ trợ kết nối người bán và mua cổ phiếu cũng như hướng dẫn về giá chuyển nhượng. Do vậy, ông vẫn cố bán hết cổ phiếu này ở trên sàn trước khi bị hủy yết.

Chia sẻ quan điểm này nhân viên môi giới của Công ty Chứng khoán SSI cho rằng, quy định mới của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chỉ khiến cổ đông dễ dàng hơn khi làm các thủ tục với Trung tâm Lưu ký do có công ty chứng khoán đứng sau hỗ trợ, nhưng việc tìm người mua và thỏa thuận giá vẫn hoàn toàn do phía nhà đầu tư.

Trước vấn đề này, để đảm bảo quyền lợi cho cổ đông các công ty bị hủy niêm yết, ngoài quyết định 56, ông Nguyễn Hoàng Giang, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect đề xuất, Ủy ban Chứng khoán cần có thêm quy định bắt buộc các công ty này đưa cổ phiếu lên giao dịch ngay trên UPCoM sau khi bị hủy niêm yết, từ đó nhà đầu tư có thể chuyển nhượng được cổ phiếu, thông tin của các công ty đại chúng cũng minh bạch hơn.

Huyền Thư





Ý kiến của bạn


* Sun Property thúc đẩy hoạt động kinh doanh tại điểm đến “hot” nhất Phú Quốc
* Sốt đất miền trung: Đất tăng từng giờ, mua tuần trước bán tuần sau lãi cả tỷ bạc
* "Cò" lẳng lặng biến mất sau khi thổi giá, tạo 'sốt đất' vùng quê
* Đắk Lắk sốt đất chưa từng thấy, người TP HCM và Hà Nội đổ xô đến mua
* Diễn biến mới vụ Tân Hoàng Minh bỏ cọc gần 600 tỷ đồng đấu giá đất Thủ Thiêm
* Tân Hoàng Minh làm dự án trên ''đất vàng'' Hà Nội ra sao?
* Vì sao nhà phố biển được giới đầu tư săn đón tại Bình Thuận?
* Nhơn Hội New City gia tăng giá trị nhờ quy hoạch vùng
* Bất động sản tăng trưởng, Hà Nội khan hiếm chung cư sắp bàn giao
* Giá vàng hôm nay 12/1: Vàng trong nước và thế giới "rủ nhau" tăng dữ dội
First
Prev
Page 1 of 187
[1]
2
3
4
5
6
7
8
9
10
183
184
185
186
187
Next
Last
* 'Khai tử' dự án tổ hợp biệt thự, khách sạn 3 tỷ đôla
* 'Năm nay, giới đầu tư địa ốc chỉ nên đọc sách'
* 'Người nghèo sẽ được hỗ trợ mua nhà'
* Thị trường địa ốc tiếp tục sàng lọc trong năm 2013
* 'Thận trọng với đà tăng của chứng khoán'
* Cứu địa ốc là vực dậy hàng trăm ngành liên quan
* Căn hộ cho thuê 0 đồng
* Hành trình đi đến 'hôn nhân' của Eximbank và Sacombank
* C.T Phương Nam chào bán Léman Luxury Apartments
* 700 doanh nghiệp bất động sản giải thể
First
Prev
Page 1 of 83
[1]
2
3
4
5
6
7
8
9
10
79
80
81
82
83
Next
Last